Xe tay ga ngày càng phổ biến, việc sử dụng
thế nào cho đúng để giúp xe tiết kiệm nhiên liệu và vận hành êm ái, tất cả đều
phụ thuộc vào người sử dụng. Để chiếc xe tay ga được bền đẹp và hoạt động tốt,
người lái xe cần sử dụng xe đúng cách, và lưu ý một vàì điều sau:
Phanh
Xe số có phanh chân, xe ga thì không. Đây
là vấn đề rất quan trọng. Vì nếu đang đi xe số, chuyển sang xe ga mà không thật
chú ý dễ xảy ra tình trạng đạp chân phanh ? Nhưng làm gì có phanh chân ? Nên luống
cuống, dẫn đến nhầm lẫn và tai nạn.
Có người quen dùng 1 phanh, lúc có chướng
ngại vật hay tình huống đặc biệt cần phanh thì cứ phanh chân trong khi đang đi
xe ga. Tất nhiên không tác dụng gì, càng đạp mạnh. Đến khi nhận ra nhầm lẫn thì
đã ngã xe rồi. Nên bạn phải thật sự chú ý đến vấn đề này.
Số
Xe ga không có số. Chỉ ga bao nhiêu, chạy
bấy nhiêu. Ga quá đà là vọt. Ở tốc độ thấp, người đi xe số để chế độ khởi động
là số 2 hay số 1 (tùy từng người). Và có cách tăng ga phù hợp khi đang lên dốc
hay đứng ở lưng chừng dốc.
Nhưng xe ga không có số khởi động gì cả,
ga thế nào đi thế ấy. Nếu ga không đủ, xe ì ra. Máy kêu to tất nhiên lâu ngày hại
xe. Còn ga mạnh tay quá là kêu máy, có thể vọt bất kì (tùy theo vị trí khởi động
là bằng phẳng hay dốc cao thấp).
Vì vậy vấn đề này cũng rất quan trọng.
Phải tập cho thật thành thạo để tránh rắc rối.
Đợi đèn báo FI tắt rồi mới khởi động xe
Trên thị trường hiện nay đa số xe tay ga đều trang bị hệ thống phun xăng điện tử. Nên khi bật máy, đèn báo FI sẽ bật sáng để kiểm tra các cảm biến và nạp nhiên liệu vào vòi bơm để chờ nổ máy. Khi đèn báo FI tắt có nghĩa là xe đã sẵn sàng chờ ấn nút khởi động xe.
Đợi đèn báo FI tắt rồi mới khởi động xe
Trên thị trường hiện nay đa số xe tay ga đều trang bị hệ thống phun xăng điện tử. Nên khi bật máy, đèn báo FI sẽ bật sáng để kiểm tra các cảm biến và nạp nhiên liệu vào vòi bơm để chờ nổ máy. Khi đèn báo FI tắt có nghĩa là xe đã sẵn sàng chờ ấn nút khởi động xe.
Nếu người sử dụng xe có trang bị hệ thống phun xăng điện tử FI thực hiện đúng
quy trình khởi động thì hệ thống FI sẽ đem lại lợi ích như khả năng tiết kiệm
nhiên liệu, xe vận hành êm ái.
Hạn chế sử dụng phanh trước
Hầu hết xe ga đều trang bị phanh đĩa. Đa số người sử dụng thuận tay phải, nên khi gặp tình huống bất ngờ sẽ bóp phanh trước. Việc sử dụng phanh trước với xe ga rất nguy hiểm do đường kính bánh trước nhỏ, hành trình giảm xóc ngắn.
Nên sử dụng đồng thời cả 2 phanh trước và sau để đảm bảo an toàn. Trên một số xe ga đời mới có trang bị hệ thống phanh đồng thời ECB, giúp phân bổ lực phanh giữa bánh trước và bánh sau mà chỉ cần dùng phanh trái (phanh sau).
Không nên vừa ga vừa phanh
Do thói quen sử dụng, đặc biệt là chị em phụ nữ, khi chờ đèn đỏ hoặc tắc đường thường vừa ga vừa phanh dẫn đến nhanh bị cháy guốc côn và chuông côn khiến cho xe giật không bốc lại tốn xăng.
Không vận hành xe ở tốc độ quá chậm
Với những xe ga sử dụng hệ thống làm mát bằng nước, nếu chạy xe quá chậm sẽ làm
cho nhiệt độ tăng cao khiến xe tốn nhiên liệu. Nên đi nhanh hơn để giúp lượng
gió làm mát két nước nhiều hơn.
Không nên điều chỉnh cảm biến nhiệt độ hệ thống làm mát muộn hoặc sớm hơn so với tiêu chuẩn. Nếu động cơ quá nguội hoặc quá nóng đều làm việc không tốt. Thường xuyên kiểm tra lượng nước làm mát và vệ sinh theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Với những xe ga sử dụng hệ thống làm mát bằng nước, nếu chạy xe quá chậm sẽ làm cho nhiệt độ tăng cao khiến xe tốn nhiên liệu. Nên đi nhanh hơn để giúp lượng gió làm mát két nước nhiều hơn.
Không nên điều chỉnh cảm biến nhiệt độ hệ thống làm mát muộn hoặc sớm hơn so với tiêu chuẩn. Nếu động cơ quá nguội hoặc quá nóng đều làm việc không tốt. Thường xuyên kiểm tra lượng nước làm mát và vệ sinh theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Với những xe ga sử dụng hệ thống làm mát bằng nước, nếu chạy xe quá chậm sẽ làm cho nhiệt độ tăng cao khiến xe tốn nhiên liệu. Nên đi nhanh hơn để giúp lượng gió làm mát két nước nhiều hơn.
Không nên điều chỉnh cảm biến nhiệt độ hệ thống làm mát muộn hoặc sớm hơn so với
tiêu chuẩn. Nếu động cơ quá nguội hoặc quá nóng đều làm việc không tốt. Thường
xuyên kiểm tra lượng nước làm mát và vệ sinh theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Tay ga không ổn định, gây tốn xăng và hại xe
Nhiều người sử dụng có thói quen thốc ga lên rồi giảm đột ngột, sẽ làm xe tốn xăng và nhanh hỏng bộ truyền động. Khi thốc ga, xe cần nhiều xăng để tăng tốc, cụm côn và ly hợp chuyển động nhanh hơn. Khi giảm ga đột ngột hoặc phanh gấp, khi đó xe sẽ cần lượng xăng tương ứng để đi tiếp. Nên giữ tốc độ và đều tay ga nhất có thể để giữ độ bền cho bộ truyền động và tiết kiệm xăng.
Dầu láp thường hay bị quên trên xe ga
Dầu láp trên xe ga có tác dụng bôi trơn hệ thống bánh răng dẫn động đến trục bánh xe. Do các bánh răng hoạt động thường xuyên với cường độ và tải trọng cao, nếu không được bôi trơn thường xuyên dẫn đến mài mòn nhanh, tạo độ dơ tăng tính va đập. Người sử dụng nên chú ý thường xuyên kiểm tra và thay thế dầu láp và bảo dưỡng. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, cứ 3 lần thay dầu máy thì 1 lần thay dầu láp.
Tay ga không ổn định, gây tốn xăng và hại xe
Nhiều người sử dụng có thói quen thốc ga lên rồi giảm đột ngột, sẽ làm xe tốn xăng và nhanh hỏng bộ truyền động. Khi thốc ga, xe cần nhiều xăng để tăng tốc, cụm côn và ly hợp chuyển động nhanh hơn. Khi giảm ga đột ngột hoặc phanh gấp, khi đó xe sẽ cần lượng xăng tương ứng để đi tiếp. Nên giữ tốc độ và đều tay ga nhất có thể để giữ độ bền cho bộ truyền động và tiết kiệm xăng.
Dầu láp thường hay bị quên trên xe ga
Dầu láp trên xe ga có tác dụng bôi trơn hệ thống bánh răng dẫn động đến trục bánh xe. Do các bánh răng hoạt động thường xuyên với cường độ và tải trọng cao, nếu không được bôi trơn thường xuyên dẫn đến mài mòn nhanh, tạo độ dơ tăng tính va đập. Người sử dụng nên chú ý thường xuyên kiểm tra và thay thế dầu láp và bảo dưỡng. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, cứ 3 lần thay dầu máy thì 1 lần thay dầu láp.
Người sử dụng xe tay ga nên thường xuyên đến
các trung tâm sửa chữa và bảo dưỡng xe máy có uy tín để kiểm tra và bảo dưỡng
xe theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét